Thế hệ trẻ ở Champions League
Mặc dù được xếp hạng là một trong những ứng dụng Google được tải xuống nhiều nhất, nhưng một sự cố gần đây của Google Maps đã khiến hàng trăm du khách lâm vào tình huống khó xử.Vấn đề xảy ra khi nhiều khách du lịch ở Ấn Độ, thay vì đến Đền Kollur Mookambika nổi tiếng, lại bị dẫn lạc đến ngôi làng Nandalike. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do Google Maps đã gán nhãn sai cho một ngôi đền nhỏ hơn ở Nandalike, khiến tài xế tin rằng họ đang đến đúng địa điểm.Chandan, một du khách từ Hyderabad, bức xúc chia sẻ: "Chúng tôi đã đi từ Hyderabad đến Udupi theo chỉ dẫn của Google Maps, nhưng lại kết thúc ở Nandalike. Điều này thật rắc rối, đặc biệt là vào ban đêm. Sự nhầm lẫn này đã gây ra rất nhiều bất tiện cho chúng tôi".Đáng chú ý, một cư dân địa phương cho biết "hàng trăm phương tiện" đã bị chuyển hướng sai trong 3 tháng qua và một số người đã báo cáo sự cố với Google, mặc dù vậy công ty này vẫn chưa thực hiện khắc phục lỗi. Đây chắc chắn là một điều khó chịu cho người dùng, đặc biệt cho một trong những địa điểm du lịch phổ biến tại Ấn Độ.Sự cố nói trên cũng cho thấy, ngay cả khi Google Maps đã trở thành một công cụ hữu ích cho việc tìm đường, độ chính xác của nó cần được cải thiện để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dùng. Các chuyên gia khuyến cáo người lái xe nên chú ý đến các biển báo đường bộ và thông tin địa phương để tránh những tình huống tương tự trong tương lai.Vào ngày 23.11.2024, một sự cố đặc biệt nghiêm trọng xảy ra khiến 3 người đàn ông ở Ấn Độ thiệt mạng do rơi xuống sông khi lái xe trên cây cầu bị sập ở bang Uttar Pradesh. Báo cáo cho thấy nguyên nhân tai nạn đến từ việc nhóm người này đi theo chỉ dẫn trên Google Maps và đi nhầm vào một phần của cây cầu đã bị sập do lũ lụt xảy ra hồi đầu năm 2024. Trong khi người dân địa phương biết rõ tình trạng nên không sử dụng, ba nạn nhân không nắm được thông tin do đến từ nơi xa, kết hợp với việc đoạn cầu sửa chữa không có rào chắn hoặc biển báo nào nên dẫn đến tai nạn.
Hiểm họa từ học sinh lái xe trên 50 cc, xe điện khi chưa đủ tuổi
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Mỹ nâng cấp lệnh cấm Huawei
Ngoài hoạt động kinh doanh, chúng tôi được biết rằng YouNet Media cũng rất chú trọng xây dựng các hoạt động nội bộ. Bà có thể chia sẻ thêm về văn hóa thể thao nội bộ của YouNet Media được không ạ?
Ngày 15.3, cơ quan chức năng xã Xuyên Mộc (H.Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết công an xã đã tạm giữ Bùi Chí Bình (27 tuổi, quê Tiền Giang) để tiếp tục điều tra vụ việc nghi phạm này giả làm khách hàng đến tiệm vàng rồi giật 8 chỉ vàng bỏ chạy.Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày (14.3), Bùi Chí Bình đi xe máy từ TP.Vũng Tàu chạy đến khu vực chợ Xuyên Mộc (xã Xuyên Mộc), sau khi quan sát xung quanh chợ, thấy tiệm vàng K.M đang mở cửa liền chạy xe máy đến.Tại đây, Bình hỏi nhân viên tiệm vàng giá các loại trang sức. Sau đó Bình nói nhân viên cho xem các loại trang sức trưng bày trong tủ. Khi được nhân viên đưa vàng cho xem, thấy nữ nhân viên tiệm vàng không quan sát mình, Bình liền cầm 8 chỉ vàng chạy tới lấy xe gắn máy tăng ga bỏ chạy.Nghe tiếng tri hô của nhân viên tiệm vàng, người dân đã dùng xe gắn máy truy đuổi, tông vào xe máy của Bình ngã xuống, Bình bỏ lại xe, cầm theo vàng tiếp tục chạy bộ nhưng đã bị người dân vây bắt, sau đó bàn giao cho Công an xã Xuyên Mộc.
Thi công kéo dài làm khổ dân
Cả Hyundai Creta mới và Kia Seltos có khá nhiều điểm tương đồng

Nữ sinh Việt giành học bổng toàn phần ĐH Harvard nhờ thích đọc truyện ngôn tình
Cảnh giác các fanpage, ứng dụng giả mạo cơ quan công an
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Messi làm điều bất ngờ gây sốt thể thao Mỹ
Dưới đây là 10 tác phẩm văn học dịch đáng chú ý (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).Là cuốn sách đầu tiên ra mắt tại thị trường Việt Nam của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2023 Jon Fosse, Ánh sáng trắng là tác phẩm "nhập môn" điển hình nhất cho những ai muốn tìm hiểu về thế giới sáng tạo của Jon Fosse. Câu chuyện xoay quanh một người đàn ông chạy xe vào rừng giữa mùa đông tuyết trắng và rồi gặp được những "điểm mốc" đặc biệt của cuộc đời mình.Trong đó, với những câu văn ngắn, các liên từ và yếu tố lặp đi lặp lại đã làm rất tốt nhiệm vụ "nói hộ cho những thứ không thể nói ra" mà ông được Ủy ban Văn chương của Viện Hàn Lâm Thụy Điển ngợi ca. Ngoài ra chủ đề cận tử và cái chết rất điển hình của ông cũng hiện diện, qua đó cho thấy những gì là Fosse nhất.Được biết đến nhiều nhất qua cuốn hồi ký Châu Phi nghìn trùng, tuy vậy Isak Dinesen cũng là một nhà văn tài năng với những câu chuyện hư cấu ấn tượng. Và Bảy chuyện kể Gothic là một trong số đó. Thông qua 7 truyện ngắn có màu sắc nhất quán, bà đã cho thấy được nội lực riêng qua những câu chuyện vừa ám ảnh, vừa khơi gợi và kích thích sự tò mò nhưng cũng đồng thời để lại những dấu ấn lớn.Theo đó, đây cũng là tác phẩm đưa tên tuổi bà ra với quốc tế, góp phần giới thiệu một tác giả nữ Đan Mạch độc đáo. Khi nhận giải Nobel Văn chương, Ernest Hemingway đã có ý nói Dinesen xứng đáng có một giải riêng cho bản thân mình, và qua cuốn sách dày dặn được cho ra đời đầy tâm huyết này, nhận định nói trên thêm một lần nữa đã được khẳng định. Thuộc thế hệ những người tiên phong cho phong cách hiện thực huyền ảo của châu Mỹ Latinh, bên cạnh J.L.Borges, Arlt cũng là cái tên quan trọng của văn học Argentina nhưng chưa được chú ý đủ bởi qua đời quá sớm. Bảy kẻ khùng điên theo đó là tác phẩm nổi tiếng và ấn tượng nhất của ông, chứa đựng mọi đau khổ, tuyệt vọng cũng như điên rồ lên đến không tưởng.Trong đây, nội tâm nhân vật chính Erdosain đã được đặc tả một cách ấn tượng mà chỉ duy sự huyền ảo mới có thể làm được. Tuy không được đánh giá cao vào đầu thập niên 1930 khi nó ra mắt, nhưng không thể phủ nhận cũng từ đây mà một thế hệ Cortazar, Fuentes, Marquez... đã được truyền cảm hứng, từ đó mang lại một phong cách riêng biệt cho văn học của một châu lục. Đoạt giải Goncourt danh giá của Pháp vào năm 2021, Bất thường là tác phẩm đã tạo nên hiện tượng xuất bản khi tẩu tán hơn 1 triệu bản sau khi giải thưởng được công bố. Điều này không chỉ bất ngờ với một tiểu thuyết đoạt giải văn chương danh giá nhất của Pháp, mà càng bất ngờ hơn khi người viết nó thuộc Xưởng Văn chương Tiềm tàng OuLiPo - nơi khai phá những tiềm năng văn chương - vốn được mệnh danh là không dễ viết.Chỉ trong gần 400 trang sách, Tellier đã cho thấy tài năng vượt trội khi cắt qua mảnh đời của gần 10 nhân vật, từ đó phản ánh những góc tối tâm hồn đồng thời phơi bày những hiện trạng xã hội. Ông cũng vận dụng thành thạo những lý thuyết vật lý, các mô hình giả lập về lý thuyết trò chơi, về nhân bản, thế giới song song, đa vũ trụ... đưa người đọc vào một mê cung vô cùng hấp dẫn.Được đánh giá là tác phẩm dễ đọc nhất của Modiano, nhưng Biệt thự buồn vẫn sẽ thách thức những độc giả mon men đến gần thế giới sáng tạo của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2014 này. Xoay quanh câu chuyện và những năm tháng tuổi trẻ của một thanh niên trốn tòng quân đến tham gia chiến tranh Algeria, Modiano đã tạo nên một bầu không khí vừa ngột ngạt, vừa khép kín nhưng cũng đầy hoang hoải của tuổi trẻ trong sự bất định.Ở đây những gì vốn có thuộc tính là đẹp và buồn vẫn sẽ hiện diện. Vẫn bằng một dung lượng không quá dày dặn, nhưng nhà văn Pháp này vẫn để lại nhiều ấn tượng lớn trong lòng độc giả và không ngừng cho thấy tiềm năng đặc biệt của bản thân, khi tránh xa những Paris, xa những hồi ức đau đớn và di sản khốc liệt của cộng đồng Do Thái. Là nhà văn Hungary sống tại Thụy Sỹ viết bằng tiếng Pháp, những nét chính trong cuộc đời Kristof cũng phản ánh văn chương của bà: tiếng nói của một thế hệ bị bứng gốc bởi những xung đột bạo lực. Gồm 3 cuốn nhỏ, đây có thể coi là tuyệt tác của bà với đầy bạo lực, sự khốc liệt và cay đắng của cuộc sống được thể hiện trần trụi và không khoan nhượng.Độc giả bước vào thế giới của Kristof sẽ không tránh khỏi cảm giác bất ngờ bởi thế giới mà bà xây dựng. Phút trước đó là những đứa trẻ ngây thơ, những linh mục cao đạo, những cô gái trong trắng, thì ngay phút sau họ đã biến chất để trở thành những con quái vật thật sự. Thế giới văn chương của bà chao đảo và không cân bằng, phản ánh được sự chông chênh và không đáng tin cậy chính là bản chất thâm sâu của nó. Là nữ văn sĩ không còn xa lạ với độc giả Việt Nam qua cuốn Người tình, thế nhưng Đập chắn Thái Bình Dương còn khắc khoải hơn thế, khi xoay quanh một gia đình Pháp đến Campuchia theo tiếng gọi lên đường đến Đông Dương và rồi sẽ mãi mục ruỗng tại đây. Trong tác phẩm là tiền thân cho Rạp Eden sau này, Duras đã đào sâu vào thế lưỡng nan của một lớp người da trắng trong một thời đại, qua đó phơi bày tất thảy những khía cạnh của họ.Từ cao ngạo, ngưỡng vọng cho đến sụp đổ và rồi ngã quỵ. Ba mẹ con trong cuốn sách này đại diện cho những thế hệ khác nhau, những rẽ hướng khác nhau, những quyết định khác nhau, nhưng không thể phủ nhận thứ chờ đợi họ sau rốt vẫn là thất bại - một sự cay đắng mà ngay khoảnh khắc lựa chọn họ đã sai lầm khi đưa ra.Là phần 2 của tác phẩm Đứa trẻ cát nổi tiếng và cũng đồng thời chiến thắng giải Goncourt danh giá, Đêm thiêng không phức tạp như phần trước đó nhưng lại đầy trăn trở và sự khắc khoải. Ở phần 2 này thay vì đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật chính, tác giả đã xoáy sâu hơn vào thế giới bên ngoài, khi bản lai diện mục của cô đã được trao trả về đúng những gì mà nó sở hữu.Rồi cũng từ đây, những gì xảy ra với cô cho thấy những thiết chế cũ chưa khi nào thay đổi. Những nhà ngục tâm trí, một tình yêu hoảng loạn... tất cả đẩy người phụ nữ vào bóng đêm cuộc đời. Không chỉ gây ra bởi cấu trúc xã hội, mà chính sự đố kỵ của con người cũng có thể gây ra bạo lực khủng khiếp. Giành giải Pulitzer danh giá ở hạng mục tiểu thuyết, Jody và Chú nai con cho thấy quang cảnh thiên nhiên của vùng Florida thập niên 1940, 1950 tuyệt đẹp cùng mâu thuẫn đấu tranh vô cùng khốc liệt giữa tự nhiên và con người. Ở đó, lương tri cao thượng và sự thơ ngây phải đối mặt với hiện thực khốc liệt, từ cái đói, cái nghèo và thiên nhiên không ngừng gào thét.Tác phẩm lớn này không chỉ họa lại bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, mà còn ca ngợi vẻ đẹp của con người trong việc đối đầu với tự nhiên, xem những gì quanh mình là đầy gần gũi, thiêng liêng và có cách ứng xử phù hợp. Tuy đã ra đời từ hơn 1 thế kỷ trước, nhưng có thể nói tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị, trao truyền lại những thông điệp cho chính chúng ta.Là tác phẩm kinh điển trong số những tác phẩm viết về cộng đồng da màu, Alice Walker đã không từ khốc liệt để viết nên một tác phẩm vô cùng ám ảnh. Bị cấm ở nhiều trường trung học Mỹ vì sự trần trụi, thế nhưng cũng có thể nói từ đây mà những gì đè nén đã được bộc lộ. Không dừng ở đó, nó cũng đồng thời cho thấy sự gắn kết của một cộng đồng sở hữu điểm chung là bị xem nhẹ, từ đó tạo nên một bản hòa ca chan chứa hy vọng.Năm 2023, nó được chuyển thể thành phiên bản nhạc kịch và nhận nhiều đề cử Oscar. Trước đó nó cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh, chiến thắng giải Sách quốc gia và Pulitzer... Với những ghi nhận và sức ảnh hưởng như thế, không ngoa khi nói đây là một trong những tác phẩm nên đọc nếu muốn tìm hiểu về chủ đề này.
twin martial souls
Quay lại với phòng tối, để có một phòng tối đúng chuẩn (vì Phạm Tuấn Ngọc du học và áp dụng tiêu chuẩn rọi ảnh đen trắng của nước ngoài) phải đầu tư một số tiền rất lớn. Chơi ảnh đen trắng là hình thức chơi công phu, xa xỉ, gần như là "luxury" (cao cấp) trong nhiếp ảnh thủ công, đồng thời người chơi - nghệ sĩ phải được đào tạo bài bản về chuyên môn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư